Cao răng là gì?
Cao răng (hay vôi răng) được hình thành từ mảng bám răng. Mảng bám là chất phủ trên bề mặt răng gồm: vi khuẩn, thức ăn thừa… khi không được làm sạch, tồn tại lâu sẽ bị vôi hóa bởi các muối canxi trong nước bọt và lắng đọng sắt của huyết thanh trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi và trở thành cao răng.
Cao răng không thể làm sạch bằng bàn chải hay các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường mà cần đến dụng cụ chuyên dụng tại các phòng khám răng.

Có nên lấy cao răng? Lấy cao răng có tác dụng gì?
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu tác động của cao răng như thế nào đối với sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của chúng ta từ đó sẽ hiểu được tác dụng của việc lấy cao răng (còn gọi là cạo vôi răng)
Tác động của cao răng với sức khỏe
– Cao răng là nguyên nhân chính gây viêm lợi với các triệu chứng như: đánh răng chảy máu, miệng thường xuyên có mùi hôi. Nặng hơn có thể dẫn đến chảy máu chân răng ngay cả khi không đánh răng.
– Viêm lợi lâu ngày khiến vi khuẩn trong cao răng sẽ tác động đến vùng quanh răng bên dưới gây nên hiện tượng tiêu xương quanh răng làm tụt lợi lộ chân răng gây tình trạng ê buốt. Nếu không được điều trị sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương quanh răng nặng làm lung lay răng và mất răng.
– Cao răng gây viêm lâu ngày có thể dẫn tới kích thích viêm tủy răng, khi đó vừa phải điều trị viêm quanh răng vừa phải điều trị tủy răng, gây khó khăn và tốn kém.
– Vi khuẩn trong cao răng còn góp phần gây ra các bệnh loét áp tơ (nhiệt miệng).
– Ngoài ra mảng bám, cao răng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nhiễm khuẩn ở họng, mũi, xoang hay xa hơn là cả tim, thận, khớp.
Như vậy có thể dễ dàng thấy được những tác hại của cao răng, vì thế việc lấy cao răng là rất cần thiết
Tác dụng của lấy cao răng
– Bảo vệ lợi, chân răng và xương hàm luôn khỏe mạnh từ đó giảm thiểu phần lớn nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng
– Loại bỏ mùi hôi miệng khiến bạn tự tin hơn trong giao tiếp
– Mang lại nụ cười sáng bóng và đẹp hơn do hạn chế mảng bám trên răng. Tuy nhiên việc lấy cao răng và đánh bóng sẽ không làm răng bạn trắng sáng rõ rệt vì chỉ tác động đến phần bề mặt ngoài men, trong khi màu của răng chủ yếu là ngà răng và cần đến tầy trắng răng để cải thiện rõ rệt
– Ngoài ra trước khi lấy cao răng các bạn sẽ được bác sĩ khám tổng quát từ đó phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng để xử lí.
Chi phí cho lấy cao răng thuộc vào loại rẻ nhất trong tất cả các thủ thuật tại phòng khám răng do vậy bạn không cần phải do dự về kinh phí cho mỗi lần thực hiện.

Lấy cao răng có hại gì không?
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
– Mức độ cao răng:
Những trường hợp lâu ngày không lấy cao, thêm vào đó là việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không được chú trọng khiến cao răng bám rất nhiều ở cả trên răng và dưới lợi sau khi lấy xong sẽ có thể bị ê buốt nhưng cảm giác này sẽ mất sau vài ngày.
– Tình trạng răng miệng trước khi lấy cao răng:
Việc lấy cao răng ở những bệnh nhân mắc các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng có thể gây đau nhẹ, ê buốt hơn những người răng miệng khỏe mạnh.
– Kĩ thuật lấy cao răng
Như đã nói ở trên, với việc sử dụng rộng rãi máy siêu âm thay thế cho máy thổi cát hoặc dụng cụ cầm tay thì việc đau hay ê buốt khi lấy cao răng đã được giảm thiểu đáng kể. Ngoài ra việc lấy cao răng nhẹ nhàng, hạn chế các tác động mạnh đến lợi, môi má cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Một vấn đề nữa được nhiều người băn khoăn là khi lấy cao răng có hiện tượng chảy máu lợi. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn bình thường, đó biểu hiện lợi đang bị viêm do cao răng, mảng bám tích tụ lâu ngày. Điều đó càng chứng tỏ việc lấy cao răng là cần thiết. Cũng tương tự khi đánh răng, máu sẽ tự cầm trong ít phút.
Lấy cao răng có đau không?
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
– Mức độ cao răng:
Những trường hợp lâu ngày không lấy cao răng, thêm vào đó việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không được chú trọng khiến cao răng bám rất nhiều ở cả trên răng và dưới lợi sau khi lấy xong sẽ có thể bị ê buốt nhưng cảm giác này sẽ mất sau vài ngày.
– Tình trạng răng miệng trước khi lấy cao răng:
Việc lấy cao răng ở những bệnh nhân mắc các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng có thể gây đau nhẹ, ê buốt hơn những người răng miệng khỏe mạnh.
– Kĩ thuật lấy cao răng
Như đã nói ở trên, với việc sử dụng rộng rãi máy siêu âm thay thế cho máy thổi cát hoặc dụng cụ cầm tay thì việc đau hay ê buốt khi lấy cao răng đã được giảm thiểu đáng kể. Ngoài ra động tác của người thực hiện nhẹ nhàng, hạn chế các tác động mạnh đến lợi, môi má cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Một vấn đề nữa được nhiều người băn khoăn đó là khi lấy cao răng có hiện tượng chảy máu lợi. Tuy nhiên điều này không có gì đáng lo ngại, đó biểu hiện lợi đang bị viêm do cao răng, mảng bám tích tụ lâu ngày. Điều đó càng chứng tỏ cần thiết phải lấy cao răng loại bỏ yếu tố gây viêm lợi. Cũng tương tự như khi đánh răng, máu sẽ tự cầm trong ít phút.
Lấy cao răng nhiều có tốt không?
Việc lấy cao răng rất tốt, hiệu quả khi được thực hiện định kì từ 3-6 tháng/1 lần theo hướng dẫn của các nha sĩ. Việc lạm dụng lấy cao răng trong khoảng thời gian ngắn hơn là không cần thiết, tuy không gây hại gì nhưng lại khiến bạn mất thời gian, tiền bạc và có thể gây ê buốt răng mức độ nhẹ sau mỗi lần lấy cao.
Thông thường nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần. Tuy nhiên những người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám tạo thành cao răng, thường xuyên uống trà, cà phê hay hút thuốc lá nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần.
Lưu ý khác sau lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, 1-2 ngày đầu là thời gian mà răng khá nhạy cảm, vì thế cần lưu ý
- Không ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh khoảng 1-2 ngày sau khi lấy cao răng vì có thể xuất hiện tình trạng ê buốt.
- Không hút thuốc lá ngay sau khi lấy cao răng sẽ khiến răng dễ ố vàng
- Không các thực phẩm có nhiều chất tạo màu như trà, cà phê, rượu vang, sốt cà chua… dễ gây nhiễm màu răng.
Ngoài ra việc vệ sinh răng miệng đúng cách và lấy cao răng định kì theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để bạn có một hàm răng chắc khỏe và nụ cười trắng sáng.
lâu lắm rồi mình chưa lấy cao răng, đọc xong bài này phải đi lấy ngay
Bạn nên duy trì việc lấy cao răng 6 tháng/1 lần để bảo vệ sức khỏe của vùng quanh răng cũng như phát hiện kịp thời những vấn đề răng miệng khác nhé.