• Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Liên hệ
    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Liên hệ
    No Result
    View All Result
    wesmile.vn
    No Result
    View All Result
    Home Kiến thức chuyên khoa Chỉnh Nha

    Niềng răng là gì – Cẩm nang những điều cần biết (Cập Nhật cho 2019)

    wesmile by wesmile
    Tháng Hai 26, 2019
    in Chỉnh Nha
    0
    Niềng răng là gì - Cẩm nang những điều cần biết
    0
    SHARES
    370
    VIEWS
    Share on FacebookShare on Twitter

    Các cụ có câu “cái răng, cái tóc là góc con người”. Sở hữu hàm răng đều và đẹp luôn là ao ước của mỗi người từ xưa tới nay. 

    Hàm răng thưa, khấp khểnh, lệch lạc, vẩu, móm… sẽ ảnh hưởng rất nhiều vẻ đẹp khuôn mặt của bạn. Niềng răng là biện pháp được các bác sĩ răng hàm mặt sử dụng để giải quyết những tình trạng trên.

     

    Niềng răng là gì?​

    Với sự phát triển của xã hội nói chung và ngành nha khoa nói riêng hiện nay, niềng răng không còn là khái niệm quá xa lạ

    Niềng răng với tên gọi khác là chỉnh nha hay nắn chỉnh răng sử dụng các khí cụ bằng kim loại, sứ, nhựa… sẽ tác động lực lên răng của bạn, sắp xếp chúng đều và đúng vị trí trên cung hàm.

    Có nên niềng răng hay không?

    Thông thường khi nghĩ đến niềng răng đa số chúng ta chỉ quan tâm đến nhu cầu về thẩm mĩ nụ cười và khuôn mặt. Tuy nhiên một hàm răng “9-6-3-0” không chỉ khiến bạn mất tự tin về ngoại hình mà còn là điều kiện thuận lợi cho các bệnh răng miệng như viêm lợi, sâu răng, đau khớp thái dương hàm… 

    Ngoài ra trong thực tế, đôi khi cần niềng răng để điều chỉnh vị trí răng trước khi làm các thủ thuật khác như bọc răng sứ hoặc cấy ghép implant. 

    Vì thế việc nắn chỉnh lại hàm răng về khớp cắn đều là vô cùng cần thiết về cả về sức khỏe răng miệng, toàn thân và vẻ đẹp ngoại hình. Và quá khi nói rằng niềng răng là một phép màu để bạn có thể “vịt hóa thiên nga”

    Các loại niềng răng hiện nay

    1. Niềng răng tháo lắp trẻ em​

    Loại niềng răng này có thể tháo ra lắp vào, được sử dụng sớm cho trẻ trong độ tuổi 6 – 12 tuổi ( còn gọi) giai đoạn tiền chỉnh nha). Mục đích chính của là giúp giảm thiểu mức độ phức tạp cho phương pháp chỉnh nha cố định về sau.

    Một số loại khí cụ tháo lắp tiền chỉnh nha

    2. Niềng răng mắc cài kim loại

    Mắc cài kim loại là giải pháp nắn chỉnh răng ra đời sớm nhất và có chi phí thấp nhất hiện nay. Tuy vậy mắc cài này đến hiệu quả niềng răng cao nhất trong tất cả các loại và có thể áp dụng được cho mọi trường trường hợp, kể cả những ca phức tạp nhất.

    Do mắc cài kim loại tương phản với màu răng dễ nhận ra khiến nhiều người cảm thấy ngại ngùng khi giao tiếp. Vì thế những loại mắc cài ra sau dùng để khắc phục nhược điểm này.

    3. Niềng răng mắc cài sứ​

    Thiết kế tương tự như mắc cài kim loại, tuy nhiên vật liệu được làm bằng sứ cao cấp gần giống màu răng, do vậy khó có thể nhận biết trên răng. Hiện nay còn có mắc cài bằng pha lê trong suốt và dây cung cùng màu răng kèm để tăng tính thẩm mĩ tối đa về ngoại hình trong quá trình điều trị. Do vậy vật liệu và quy trình sản xuất ra mắc cài trong suốt tốn kém hơn so với kim loại nên giá thành cũng cao hơn.

    4. Niềng răng mắc cài tự buộc

    Mắc cài tự buộc là một loại mắc cài đặc biệt được có cấu tạo như một cửa sổ thông minh dễ dàng đóng mở được đưa vào sử dụng để thay thế cho dây buộc cổ điển. Điều này làm tăng khả năng cố định dây cung trong rãnh mắc cài, không để dây cung tạo nên lực ma sát lớn với răng, giúp duy trì lực ổn định và liên tục hơn.

    Vì vậy, chỉnh nha tự buộc đem đến một quá trình điều trị thoải mái hơn, giảm thiểu thời gian và số lần tái khám định kì. Mắc cài tự buộc có thể làm từ kim loại hoặc sứ giống như thông thường nhưng chi phí sẽ cao hơn.

    5. Niềng răng mắc cài mặt trong​

    Thẩm mĩ nhất trong các loại niềng răng sử dụng mắc cài là mắc cài mặt trong. Loại này về vật liệu không khác gì chỉnh nha kim loại truyền thống mặt ngoài, tuy nhiên toàn bộ mắc cài, dây cung sẽ được gắn và buộc ở mặt trong của răng. Và như vậy gần như người khác sẽ không biết được bạn đang chỉnh nha. 

    6. Niềng răng trong suốt

    Niềng răng trong suốt, còn gọi là niềng răng không mắc cài hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bất cứ ai có nhu cầu chỉnh nha. 

    Phương pháp này sử dụng các máng (khay) bằng nhựa trong suốt để dịch chuyển vào sắp xếp răng mà hoàn toàn không cần đến mắc cài và dây cung. Mỗi máng mang trong khoảng 2-3 tuần, 22h/ngày cho tới khi răng của bạn sẽ được di chuyển đạt kết quả như mong muốn.

    Loại máng này rất khó có thể nhận biết từ bên ngoài nên tính thẩm mĩ gần như là tối đa. Bạn có thể hoàn toàn tự tin khi giao tiếp mà không sợ người khác nhận ra mình đang niềng răng. Ngoài ra với việc được thiết kế cá nhân do đó gần như ôm khít vào răng sẽ hạn chế được cảm giác vướng cộm.

    Chính sự khác nhau về vật liệu, kĩ thuật và cách thức thực hiện như trên nên chi phí cho các loại niềng răng rất khác nhau. Hiện nay niềng răng ở Việt Nam có giá tham khảo từ 30 – 160 triệu / 2 hàm.

    7. Hàm duy trì sau niềng răng​

    Đây là một bước rất quan trọng không thể thiếu trong nắn chỉnh răng. Sau khi tháo niềng, răng vừa dịch chuyển đến vị trí mới, xương chưa kịp bồi đắp nên răng chưa hoàn toàn cố định ở vị trí mới, nên dễ bị dịch chuyển về vị trí cũ. Bên cạnh đó hoạt động ăn uống cũng khiến răng bị di chuyển. Nhiệm vụ của hàm duy trì là cố định các răng ổn định tại vị trí mới cho đến khi xương, răng và lợi đã thích nghi phù hợp với sự thay đổi của hàm răng sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha.

    Có 3 loại hàm duy trì chính: hàm cố định mặt trong, hàm tháo lắp kim loại (Hawley) và máng tháo lắp trong suốt. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, để lựa chọn còn tùy thuộc vào tình trạng và mức độ có thể tái phát trở lại sau niềng của từng trường hợp cụ thể.

    Quy trình các bước niềng răng​

    Niềng răng là một quá trình dài và phức tạp được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên chỉnh nha. Mỗi trường hợp cụ thể sẽ có kế hoạch khác nhau nhưng khát quát lại gồm 5 bước và có sự khác biệt giữa niềng răng mắc cài và không mắc cài. 

    Niềng răng mắc cài​

    Bước 1: Khám tổng quát, chụp ảnh ngoài mặt, chụp X-quang để xem xét tình trạng răng, xương, cơ mặt, cung hàm. 
    Bước 2: Lấy dấu răng nguyên bản và chọn loại mắc cài
    Bước 3: Gắn mắc cài, dây cung và buộc để tạo lực di chuyển răng
    Bước 4: Tái khám định kì, thay dây cung và các khí cụ cho đến khi đạt kết quả như ý.
    Bước 5: Tháo mắc cài, theo dõi và đeo hàm duy trì

    Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt)

    Bước 1: Khám tổng quát, chụp ảnh ngoài mặt, chụp X-quang để xem xét tình trạng răng, xương, cơ mặt, cung hàm.
    Bước 2: Lấy dấu răng nguyên bản
    Bước 3: Thiết kế máng
    Bước 3: Đeo máng trong suốt theo hướng dẫn cho tới khi răng đúng vị trí
    Bước 5: Theo dõi và đeo hàm duy trì

    Độ tuổi nên niềng răng và thời gian niềng răng​

    Theo các chuyên gia về nắn chỉnh, lứa tuổi lý tưởng nhất để thực hiện niềng răng là từ 6-12 tuổi. Ở độ tuổi này, xương hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hàm răng đang hoàn thiện nên rất dễ nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn, có thể niềng và nong rộng cung hàm mà không cần phải nhổ răng, can thiệp tiền chỉnh nha cho các trường hợp khớp cắn ngược,  thời gian niềng răng cố định sau này cũng được rút ngắn và hiệu quả hơn.

    Khi đến tuổi trưởng thành, cấu trúc xương hàm đã ổn định và gần như không còn nhiều sự phát triển hay thay đổi vì vậy không thể can thiệp trên xương, tuy nhiên có thể thay thế bằng nhổ răng. Với sự phát triển của nha khoa đương đại, có thể nói rằng “chỉnh nha hiện nay không giới hạn tuổi tác”

    Niềng răng luôn là một lựa chọn tốt dù bạn có ở độ tuỏi nào

    Về thời gian của quá trình niềng răng, thông thường kéo dài trung bình từ 18 – 30 tháng. Khoảng thời gian này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào tình trạng của từng trường hợp cụ thể và phụ thuộc nhiều yếu tố
    – Độ tuổi 
    – Vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống, sự tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
    – Mức độ lệch lạc của răng
    – Loại mắc cài sử dụng

    Khoảng bao lâu thì phải đi đến khám một lần và mỗi lần kéo dài bao lâu? Đây là câu hỏi cũng được nhiều bạn quan tâm trước khi tiến hành niềng răng. Khoảng thời gian đầu khi mới đeo niềng, lịch hẹn khám lại có thể tương đối dày, khoảng 1-2 tuần. Sau đó tới giai đoạn ổn định thường là 1-2 tháng. Mỗi lần tái khám khoảng từ 30 phút cho tới 1 giờ. Nếu bạn là người bận rộn hoặc hay phải đi học, công tác xa thì niềng răng trong suốt là một lựa chọn hoàn hảo bởi số lần tái khám sẽ ít hơn niềng răng mắc cài truyền thống.

    Sau khi tháo niềng răng, hầu hết các bạn phải đeo hàm duy trì liên tục trong khoảng 6-18 tháng đầu tránh tái phát, sau đó giảm dần cường độ theo thời gian (đeo cách ngày hoặc lúc ngủ) đến khi ổn định có thể tháo bỏ hẳn.

    Niềng răng có đau không?​

    Đây là câu hỏi rất được quan tâm bởi những người có nhu cầu niềng răng.

    Thứ nhất, khi niềng răng chúng ta phải đeo những khí cụ “lạ” trong miệng nên việc cảm thấy không thoải mái là không thể tránh khỏi. Mức độ khó chịu còn phụ thuộc nhiều vào loại niềng răng bạn đang sử dụng và cảm giác riêng của mỗi người.

    Thứ hai, nắn chỉnh sẽ tác động các lực lên răng nên có thể gây ra những cảm giác như tức răng, đau nhẹ răng hoặc môi má trong một vài ngày đầu, sau đó khi đã thích nghi dần thì những khó chịu trên sẽ giảm dần và biến mất sau một thời gian. Nếu quá khó chịu thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau hoặc có các công cụ hỗ trợ như sáp chỉnh nha cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

    Thứ ba, một số trường hợp khấp khểnh nặng thì cần phải nhổ răng tạo khoảng trống đủ chỗ sắp đều răng trên cung hàm. Thông thường sẽ nhổ 4 răng hàm nhỏ, vừa nghe phải nhổ 4 chiếc răng thôi nhiều người đã cảm thấy “kinh hãi”. Tuy nhiên nếu gặp phải trường hợp này các bạn đừng quá lo lắng nhổ răng chỉnh nha là chỉ định đúng và đã được chứng minh qua các nghiên cứu.

    Nhổ răng số 4 chỉnh răng hô

    Chính vì thế, “niềng răng đau cỡ nào?” thực ra cũng không phải vấn đề quá nghiêm trọng một khi bạn đã chuẩn bị kĩ về mặt tâm lí, quyết tâm mang nó trong một thời gian dài để đạt mục tiêu cuối cùng để cải thiện thẩm mĩ khuôn mặt và hơn nữa là bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.

    Vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống khi niềng răng

    Vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống là rất quan trọng trong chỉnh nha. Chúng góp phần quyết định đến thời gian, kết quả điều trị cũng như sức khỏe răng miệng của bạn trong và sau khi niềng răng.

    Nên sử dụng kết hợp với biện pháp vệ sinh răng miệng như sử dụng bàn chải, chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng, bàn chải kẽ… và tốt nhất được khuyên dùng khi niềng răng cũng như vệ sinh răng miệng hàng ngày bên là máy tăm nước

    Các biện pháp vệ sinh răng miệng khi niềng răng

    Về chế độ ăn, trong thời gian đầu niềng răng, bạn nên chọn ăn các loại thực phẩm mềm như các món nấu nhừ sau đó cắt nhỏ, các loại sinh tố, nước ép, cháo, súp… Sau khi thích nghi tốt với việc đeo niềng, bạn có thể chuyển sang ăn như bình thường tuy nhiên  thì các bạn vẫn phải tránh những đồ ăn quá cứng, dai hoặc dính có thể gây bung bật mắc cài (trừ niềng răng trong suốt), ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến quá trình di chuyển răng.

    Kết​

    Nhu cầu về thẩm mĩ khuôn mặt cũng như sức khỏe răng miệng không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp. Với những thông tin đã được chia sẻ ở trên, chắc hẳn việc niềng răng không phải là điều khiến bạn phải lo lắng. Nếu tự cảm thấy mình có nhu cầu về chỉnh nha hay vấn đề khác về răng miệng, hãy để lại địa chỉ email hoặc số điện thoại, bác sĩ của Wesmile sẽ trực tiếp tư vấn một cách cụ thể cho bạn.

    Next Post

    Tại sao niềng răng trong suốt lại trở nên “hot” như vậy trong vài năm gần đây…?

    Next Post
    Tại sao niềng răng trong suốt lại trở nên “hot” như vậy trong vài năm gần đây…?

    Tại sao niềng răng trong suốt lại trở nên “hot” như vậy trong vài năm gần đây…?

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chuyên mục

    • Kiến thức chuyên khoa
      • Cấy Ghép
      • Chỉnh Nha
      • Nha chu
      • Nội nha
      • Phẫu thuật trong miệng
      • Răng Sứ

    Bài viết mới

    • Niềng răng móm và những vấn đề liên quan bạn cần biết – Wesmile.vn
    • Nguyên nhân của chảy máu chân răng và cách điều trị – wesmile.vn
    • Đánh răng đúng cách – Tầm quan trọng và phương pháp thực hiện
    • Trồng răng implant – Giải pháp hoàn hảo thay thế răng bị mất
    • Sâu răng – Làm sao để phát hiện, điều trị và phòng ngừa hiệu quả

      © 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

      No Result
      View All Result

        © 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.