• Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Liên hệ
    No Result
    View All Result
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Liên hệ
    No Result
    View All Result
    wesmile.vn
    No Result
    View All Result
    Home Kiến thức chuyên khoa Nội nha

    Sâu răng – Làm sao để phát hiện, điều trị và phòng ngừa hiệu quả

    wesmile by wesmile
    Tháng Mười 29, 2019
    in Nội nha
    0
    Sâu răng – Làm sao để phát hiện, điều trị và phòng ngừa hiệu quả
    0
    SHARES
    107
    VIEWS
    Share on FacebookShare on Twitter

    Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe đến cụm từ “sâu răng”. Nhiều người nghĩ rằng chỉ có trẻ em mới hay bị sâu răng, nhưng thực tế đây là một bệnh phổ biến nhất của loài người Sâu răng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ khi mới có răng đến khi trưởng thành và cả người lớn tuổi. 

    Sâu răng là gì?

    Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn răng miệng đặc trưng bởi sự phá hủy mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn trong mảng bám răng. Tổn thương do sâu răng gây ra là một quá trình phức tạp được tác động bởi nhiều yếu tố gồm cả bên ngoài và cơ địa.

    Nguyên nhân gây sâu răng

    1. Vi khuẩn

    Vi khuẩn trong mảng bám răng sẽ chuyển hóa đường từ thức ăn của chúng ta thành acid. Nếu như nước bọt không trung hòa được lượng acid này khiến pH mảng bám < 5,5 sẽ gây ra hiện tượng mất khoáng của men răng (sâu răng).

    Mảng bám răng ngoài gây sâu răng còn dần tích tụ lâu ngày trở thành cao răng gây viêm lợi, chảy máu chân răng.

    2. Thức ăn

    Thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây nên bệnh sâu răng trong đó quan trọng hơn cả là sự lên men của đường. Các loại đường khác nhau có khả năng gây sâu răng khác nhau. Theo nghiên cứu thì các loại đường ngoại sinh (sữa, bánh kẹo…) có khả năng gây sâu răng cao hơn đường nội sinh (hoa quả, rau củ…). Ngoài ra việc không làm sạch mảng bám thức ăn cũng gây nên sâu răng.

    Ngoài ra chế độ ăn đường và tỉ lệ sâu răng cũng liên quan mật thiết. Nguy cơ sâu răng sẽ cao hơn ở những người có thói quen ăn đường giữa các bữa ăn chính (ăn vặt).

    Đồ ngọt rất dễ gây sâu răng

    3. Tình trạng răng

    Các răng có hố rãnh sâu, phức tạp có nguy cơ sâu răng cao hơn do dễ tập trung mảng bám. Ngoài ra những răng lệch lạc, khấp khểnh làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám khiến sâu răng cũng như viêm lợi dễ tiến triển. Trường hợp này ngoài việc loại trừ sâu răng cần phải tiến hành niềng răng để bảo vệ lâu dài.

    Răng lệch lạc có làm tăng nguy cơ sâu răng

    4. Vệ sinh răng miệng

    Chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày là một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tốc độ tiến triển của sâu răng. 

    5. Các yếu tố cơ địa

    • Nước bọt: yếu tố làm sạch tự nhiên các mảnh vụn thức ăn. Do đó với những ai hay khô miệng do cơ địa hay điều trị tia xạ, dùng thuốc làm chỉ tỉ lệ sâu răng cao hơn nhiều.
    • Di truyền: liên quan đến hình thể răng, nước bọt, nhạy cảm với vi khuẩn…

    Các giai đoạn của sâu răng

    Tiến triển của bệnh sâu răng phụ thuộc vào thời gian và cấu trúc của răng chúng gây ảnh hưởng tới. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà triệu chứng và cách xử trí cũng khác nhau. Nếu phát hiện sớm thì việc điều trị cực kì đơn giản, tuy nhiên khi để tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ rất phức tạp để xử lí triệt để.

    1. Giai đoạn 1: Sâu răng sớm (chưa hình thành lỗ sâu)

    – Ban đầu trên răng xuất hiện những đốm trắng, rất khó phát hiện bằng mắt thường. Tiếp đó có thể xuất hiện có vết màu nâu đen trên men răng. 

    – Giai đoạn này chỉ xảy ra ở men răng, thường không có triệu chứng và ít người tự nhận thấy, thường chỉ được phát hiện nhờ bác sĩ khi khám răng.

    2. Giai đoạn 2: Sâu răng đã hình thành lỗ sâu

    Lúc này sâu răng đã tấn công vào ngà răng tạo thành các hố, các lỗ sâu rõ rệt. Giai đoạn này thường xuất hiện các dấu hiệu ê buốt răng khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, ngọt…  Tuy nhiên các triệu chứng này có thể không có hoặc biến mất khi lỗ sâu tạm ngừng tiến triển. Vì thế khiến nhiều người chủ quan dẫn đến tình trạng nặng hơn.

    3. Giai đoạn 3: Viêm tủy

    Sau giai đoạn phá hủy ngà răng, sâu răng sẽ tiến triển gây nên tình trạng viêm tủy. Giai đoạn này gây những cơn đau nhức rất khó chịu, nhất là về ban đêm khiến chúng ta rơi vào tình trạng mất ăn mất ngủ. Chính vì vậy phần lớn sâu răng được phát hiện đã tiến triển đến giai đoạn này.

    4. Giai đoạn 4: Viêm quanh cuống răng

    Sau khi gây ra viêm tủy viêm tủy, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công xuống dưới gây nhiễm khuẩn ở vùng cuống răng. Giai đoạn này thường ít đau, thường có xuất hiện mủ rò ra ngoài lợi khiến nhiều người lầm sang bệnh nhiệt miệng. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng, một số ca đặc biệt có thể gây viêm xương hàm.

    Cách điều trị sâu răng tận gốc

    Đầu tiên cần phải khẳng định sâu răng là bệnh không thể tự hồi phục nếu không có sự kiểm tra và can thiệp của bác sĩ chuyên khoa răng, do vậy hoàn toàn không thể chữa sâu răng tại nhà hay dùng thuốc chữa sâu răng theo như một số nguồn tin không chính xác. Tự ý sử dụng có thể làm nặng thêm bệnh hoặc gây thêm các biến chứng khác.

    1. Sâu răng sớm:

    Điều trị sâu răng sớm bằng các biện pháp sau với mục đích chủ yếu là tăng cường tái khoáng tại chỗ cho vùng men răng. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để an toàn và hiệu quả.

    1.1. Sử dụng fluor

    • Kem đánh răng chứa Fluor
    • Nước súc miệng chứa Fluor
    • Gel Fluor 
    • Verni Fluor

    1.2. Sử dụng các chất tái khoáng khác: Bicarbonat, Calcicum, Phosphate…

    1.3. Trám bít hố rãnh

    Sử dụng khi có hiện tượng sâu men răng ở vùng hố rãnh (vết màu nâu đen).

    2. Sâu răng đã hình thành lỗ sâu

    Khi sâu răng đã tiến triển đến giai đoạn muộn hơn, cần phải làm sạch vùng sâu răng sau đó hàn răng sâu (hay còn gọi là trám răng) bằng các thủ thuật nha khoa và vật liệu chuyên dụng. Tuy nhiên khi mô răng đã bị phá hủy lớn, cần phải dùng thêm các phương pháp khác như: inlay, onlay, chụp bọc răng sứ.

    3. Viêm tủy và viêm quanh cuống răng

    Những trường hợp sâu răng tấn công gây viêm tủy, viêm cuống răng thì phải tiến hành lấy sạch mô tủy bị viêm, sau đó sẽ làm chụp bọc răng để bảo vệ do các răng đã chữa tủy giòn và dễ khi ăn nhai. 

    Một số trường hợp viêm cuống răng quá nặng, răng sâu vỡ quá lớn không thể điều trị được sẽ phải nhổ bỏ răng. Sau đó sẽ phải làm cầu răng hoặc trồng răng implant để thay thế răng đã mất.

    Phòng ngừa sâu răng

    Với bệnh sâu răng thì việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là rất cần thiết vì cho dù có điều trị tốt thì mô răng đã bị tổn thương sâu cũng không thể phục hồi, ngoài ra sâu răng còn khiến cho chúng ta những cơn đau khó chịu, mất ăn mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Sau đây Wesmile sẽ chia sẻ cho các bạn các biện pháp phòng ngừa sâu răng 

    1. Đánh răng đúng cách

    Chúng ta cần đánh răng tối thiểu 2 lần/mỗi ngày sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Không chỉ vậy việc đánh răng đúng cách cũng rất quan trọng

    • Sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải 3 tháng/1 lần
    • Nên nghiêng bàn chải 1 góc 45 độ so với mặt răng và chải xoay tròn, tránh chải răng theo chiều ngang dễ dẫn đến mòn cổ răng
    • Thời gian mỗi lần chải răng từ 3-5 phút.

    2. Sử dụng kết hợp các biện pháp vệ sinh răng miệng khác

    Ngoài việc chải răng đúng cách, chúng ta cần sử dụng thêm các phương pháp dưới đây để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng khác một cách hiệu quả nhất.

    • Chỉ nha khoa
    • Nước súc miệng
    • Tăm nước

    3. Khám răng miệng định kì (6 tháng/1 lần):

    Đây là điều rất quan trọng để phát hiện và điều trị sớm bệnh sâu răng nói riêng và các bệnh răng miệng khác nói chung. Tuy nhiên điều này lại ít được chú trọng khiến cho khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn nặng, việc xử trí mất nhiều công sức và tiền của. 

    Thời gian giữa 2 lần khám răng miệng định kì cũng trùng khớp với thời gian bạn nên lấy cao răng. Vì thế việc kết hợp chúng sẽ tiết kiệm thời gian cũng như giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe răng miệng.

    4. Hạn chế ăn vặt

    Như đã nói ở trên, lượng đường trong đồ ăn là một nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng, và chủ yếu chúng đến từ đồ ăn vặt như thực phẩm ngọt hoặc các loại thức uống có gas. Do đó, cần hạn chế những loại thức ăn này, chải răng đúng cách sau khi ăn để làm sạch hoàn toàn các mảng bám trên răng từ đó loại bỏ nguy cơ sâu răng.

    Kết

    Sâu răng là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa một cách hiệu quả chính từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của chính chúng ta. Ngoài việc có một chế độ chăm sóc răng miệng hợp lí thì việc khám răng định kì để phát hiện sớm sâu răng cũng như các bệnh răng miệng khác để điều trị cũng là cực kì quan trọng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh sâu răng cũng như các vấn đề khác, hãy để lại số điện thoại hoặc email để bác sĩ của Wesmile tư vấn cho bạn nhé !

     

    Previous Post

    Lấy cao răng có tác dụng gì? Bao lâu nên lấy cao răng một lần?

    Next Post

    Trồng răng implant - Giải pháp hoàn hảo thay thế răng bị mất

    Next Post
    trồng răng implant - giải pháp tuyệt vời cho răng bị mất

    Trồng răng implant - Giải pháp hoàn hảo thay thế răng bị mất

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chuyên mục

    • Kiến thức chuyên khoa
      • Cấy Ghép
      • Chỉnh Nha
      • Nha chu
      • Nội nha
      • Phẫu thuật trong miệng
      • Răng Sứ

    Bài viết mới

    • Niềng răng móm và những vấn đề liên quan bạn cần biết – Wesmile.vn
    • Nguyên nhân của chảy máu chân răng và cách điều trị – wesmile.vn
    • Đánh răng đúng cách – Tầm quan trọng và phương pháp thực hiện
    • Trồng răng implant – Giải pháp hoàn hảo thay thế răng bị mất
    • Sâu răng – Làm sao để phát hiện, điều trị và phòng ngừa hiệu quả

      © 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

      No Result
      View All Result

        © 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.